Viêm Khớp Háng Ở Người Già: Cách Phòng Ngừa và Điều Trị

Viêm khớp háng ở người già gây đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến vận động. So với người trẻ, bệnh viêm khớp háng ở người già khó điều trị hơn, do hệ cơ xương khớp đã bắt đầu bị lão hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là tình trạng mất khả năng vận động.

Viêm khớp háng ở người già là bệnh gì

Viêm khớp háng ở người già gây ra đau nhức, cản trợ vận động, sinh hoạt
Viêm khớp háng ở người già gây ra đau nhức, cản trợ vận động, sinh hoạt

Viêm khớp háng là một bệnh lý về cơ xương khớp phổ biến hiện nay. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau khi sinh nở. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp háng ở người cao tuổi cũng ngày càng gia tăng. So với người trẻ, bệnh nhân cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Tình trạng viêm khớp háng ở người già gây ra những cơn đau khớp háng khó chịu, đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, phát sinh do nhiều yếu tố. Bệnh viêm khớp háng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Vì khớp háng là khớp quan trọng trong cơ thể, nó điều khiển hoạt động của hai chi dưới và truyền lực lên phần thân trên. Khi khớp háng bị chấn thương, đau nhức, sinh hoạt, lao động hàng ngày gặp rất nhiều trở ngại. Bệnh phát triển theo thời gian gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người lớn tuổi có thể gặp các biến chứng như:

  • Suy nhược cơ thể: Đau khớp háng dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ, tạo cảm giác chán ăn, kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Bị tàn phế: Trường hợp không được điều trị kịp thời, sụn khớp đã bị hư hỏng hoàn toàn. Đồng thời, tình trạng mô xương xốp, dễ vỡ khi va chạm khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tàn phế không thể cứu vãn.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng ở người già

Cơn đau nhức khó chịu ở khớp háng từ từ lan ra đùi, kèm theo triệu chứng phát ban, nóng sốt
Cơn đau nhức khó chịu ở khớp háng từ từ lan ra đùi, kèm theo triệu chứng phát ban, nóng sốt

Bệnh viêm khớp háng ở người già có những biểu hiện giống như bệnh viêm khớp háng nói chung. Tuy nhiên, do sự lão hóa của hệ thống xương khớp của người cao tuổi nên các triệu chứng bệnh có thể trầm trọng hơn. Thông thường gây ra những cơn đau khó chịu, các giai đoạn bệnh diễn ra như sau:

  • Giai đoạn đầu: Người cao tuổi cảm thấy đau tức vùng bẹn, sau đó cơn đau tăng dần, lan xuống đùi. Đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh, đứng hoặc ngồi lâu khiến cơn đau dữ dội hơn. Khi đó, người bệnh có cảm giác tê bì, mệt mỏi, khó co duỗi như bình thường.
  • Giai đoạn giữa: Cơn đau xuất hiện khi người bệnh xoay người, cúi, gập người, đau buốt vùng khớp háng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi, duỗi thẳng chân thoải mái, cơn đau sẽ giảm dần. Đặc biệt, tình trạng mệt mỏi thường xuất hiện khi người bệnh ngủ dậy vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Giai đoạn sau: Không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội, bệnh viêm khớp háng lúc này đã bắt đầu xuất hiện những biến chứng như biến dạng lởm chởm, các gai xương xuất hiện đầy khớp. Người bệnh không thể xoay người, khi cúi gập người, cử động có cảm giác đau dữ dội.

Tình trạng viêm khớp háng ở người già thường xuyên xảy ra nên nhiều người chủ quan khi nhận thấy những cơn đau xuất hiện ở khớp háng. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu không được điều trị như đã nói ở trên, những biến chứng do bệnh viêm khớp háng gây ra có thể khiến người bệnh tàn phế và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy:

  • Đau khớp háng lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ngoài đau khớp, bệnh nhân còn bị sốt kèm theo phát ban trên da toàn thân.
  • Khớp háng vận động khó khăn, chỉ thực hiện được những cử động nhỏ, tình trạng khớp bị sưng, nóng.

Bệnh viêm khớp háng ở người già gây ra những cơn đau dữ dội ở khớp háng sau đó lan xuống đùi. Để ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp háng ở người già

Do tuổi tác, chấn thương, tai nạn,... là những nguyên nhân chính gây bệnh.
Do tuổi tác, chấn thương, tai nạn,… là những nguyên nhân chính gây bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp háng ở người già. Trong đó có thể kể đến các yếu tố chính như tuổi già, chơi thể thao quá sức, tính chất công việc, chấn thương hay mắc các bệnh lý về xương khớp. Như sau:

  • Do tuổi tác: Sức khỏe của người cao tuổi ngày càng giảm sút, hệ thống xương khớp cũng bắt đầu bị lão hóa theo thời gian. Các mô sụn bị bào mòn dần làm giảm tiết dịch khớp khiến các đầu xương va chạm vào nhau từ đó hình thành nên những cơn đau nhức khó chịu.
  • Do thừa cân, béo phì: Những người thừa cân thường gặp các vấn đề về xương khớp, trong đó có đau và viêm khớp háng.
  • Do chấn thương, tai nạn: Người cao tuổi có thể bị va chạm, té ngã dẫn đến chân tay bị chấn thương, sai lệch cấu trúc xương, sưng tấy, viêm nhiễm, nhất là khớp háng.
  • Do các bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý về hệ cơ xương khớp có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh viêm khớp háng ở người già. Như thoát vị bẹn, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử chỏm xương đùi,… Ngoài ra, các bệnh về xương khớp thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường,…

Hiện tượng đau khớp háng thường xuất hiện ở những người phải vận động và làm việc quá sức. Khi đó, bạn chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian là cơn đau sẽ giảm dần sau 1 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp háng, người bệnh cần đến bệnh viện để khám.

Trước khi đưa ra phương án điều trị, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng đau, các yếu tố gây bệnh, tình trạng thực tế của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Điều trị viêm khớp háng ở người già

Điều trị viêm khớp háng ở người già không cần phẫu thuật
Điều trị viêm khớp háng ở người già không cần phẫu thuật

Để khắc phục bệnh viêm khớp háng ở người già, trước hết bạn cần xác định rõ nguyên nhân, xem xét tình trạng của bệnh nhân để có phương án can thiệp phù hợp. Với những trường hợp nhẹ có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc, những trường hợp nặng phải phẫu thuật tại vị trí tổn thương, duy trì hoạt động của khớp háng. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị không phẫu thuật viêm khớp háng ở người già

Các biện pháp điều trị nội khoa như thay đổi thói quen sinh hoạt, duy trì cân nặng hợp lý, sử dụng thuốc Tây hoặc thảo dược để cải thiện triệu chứng đau tại nhà. Như sau:

  • Điều chỉnh lối sống: Thay đổi một số thói quen hàng ngày ảnh hưởng đến khớp háng. Người cao tuổi nên hạn chế đi cầu thang bộ, đi bộ quá lâu hoặc tham gia các môn thể dục, thể thao cần nhiều sức nặng ở chân, hông và khớp háng
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Như đã nói, người thừa cân béo phì rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, vì vậy người cao tuổi nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cân bằng cân nặng hợp lý hơn. Cơ thể khỏe mạnh, cân nặng hợp lý giúp cơ thể vận động linh hoạt, tránh nguy cơ cứng khớp.
  • Sử dụng thuốc Tây y: Sử dụng các loại thuốc tiêu viêm, giảm đau hiệu quả nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng thực tế của người bệnh. Một số loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng như aspirin, ibuprofen, naproxen,… Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Sử dụng một số loại cây cỏ chữa đau khớp như ngải cứu, lá lốt, đinh lăng, rễ gừng,… là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Người cao tuổi bị nhức mỏi nhẹ, đau nhức khi thời tiết thay đổi có thể sử dụng các bài thuốc tại nhà này. Nếu áp dụng sau 2 tuần mà tình trạng đau nhức, mệt mỏi vẫn không cải thiện thì người bệnh nên kết hợp với việc thăm khám để được điều trị hiệu quả hơn.
  • Vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng hoạt động của khớp háng và ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp được áp dụng. Những bệnh nhân tuổi cao, sức yếu có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật để thực hiện. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau, cải thiện độ dẻo dai của khớp mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp háng.

Phẫu thuật điều trị viêm khớp háng ở người già

Phẫu thuật khớp háng được tiến hành cho đối tượng viêm khớp nặng
Phẫu thuật khớp háng được tiến hành cho đối tượng viêm khớp nặng

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được chỉ định trong trường hợp viêm khớp háng tiến triển ở người cao tuổi. Lúc này, cơ thể người bệnh không còn đáp ứng tốt với việc điều trị bằng các biện pháp nội khoa, cơn đau kéo dài khiến người bệnh đi lại, vận động khó khăn. Phẫu thuật khớp háng giúp thay thế khớp bị tổn thương, tái tạo lại cấu trúc khớp.

Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng, xem xét mức độ thành công và những rủi ro tiềm ẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cụ thể để bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đưa ra quyết định có nên thực hiện phẫu thuật hay không.

Phẫu thuật có thể được thực hiện để thay thế toàn bộ hông hoặc chỉ thay thế một phần của khớp bị hư hỏng. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng để thực hiện thăm khám và điều trị nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và đạt kết quả tốt nhất.

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa viêm khớp háng ở người già

Bệnh viêm khớp háng ở người già gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, phát sinh nhiều biến chứng. Đặc biệt ở những người cao tuổi, sức khỏe kém, hệ thống xương khớp bị lão hóa khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người cao tuổi nên chủ động phòng tránh căn bệnh này. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Kết hợp ăn uống và thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của bản thân.
Kết hợp ăn uống và thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của bản thân.
  • Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi, omaga 3 rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng và sự dẻo dai, dẻo dai của xương khớp.
  • Hạn chế thức ăn có quá nhiều muối, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn quá cay, nóng. Đồng thời, người cao tuổi cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, đồ ăn thức uống có chứa chất kích thích gây ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày từ 15-30 phút. Thông qua sự vận động của cơ thể giúp xương khớp dẻo dai hơn, điều hòa lượng máu của toàn cơ thể. Ngoài ra, việc tập luyện còn giúp người cao tuổi duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì khiến các cơn đau khớp diễn ra thường xuyên hơn và có xu hướng nặng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không quá căng thẳng, stress, cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường, can thiệp và điều trị kịp thời giúp bạn tránh được nhiều rủi ro.

Tình trạng thoái hóa khớp ở người cao tuổi diễn ra thường xuyên và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các trường hợp liên quan đến các bệnh lý viêm nhiễm cần chủ động thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để nâng cao sức khỏe và khả năng chống lại bệnh tật.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *