Phồng Lồi Đĩa Đệm có nguy hiểm Không Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Đây là một trong những bệnh rối loạn cơ xương khớp phổ biến nhất. Nếu không được phát hiện sớm, các đĩa đệm bị phồng nặng có thể gây ra nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

Tổng quan về phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm được coi là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị suy yếu khiến nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Chúng vẫn nằm trong bao xơ nhưng sẽ khiến đĩa đệm bị phình ra, tổn thương kéo dài có thể gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh.

Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng xương khớp được đánh giá là giai đoạn tiền thoát vị đĩa đệm
Phồng lồi đĩa đệm là tình trạng xương khớp được đánh giá là giai đoạn tiền thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây ra phồng đĩa đệm có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, người thường xuyên lao động nặng nhọc, từng bị chấn thương cột sống,…Trong đó, tuổi tác là yếu tố thường gặp nhất. Khi tuổi càng cao, chức năng xương khớp suy yếu, lúc này các đĩa đệm cột sống có thể bị tràn dịch ra ngoài gây nên tình trạng phồng đĩa đệm.

Nhận biết bệnh qua các triệu chứng như:

  • Đau lưng, đặc biệt là cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân cử động hoặc hắt hơi.
  • Chân tay yếu, thường xuyên có cảm giác tê bì, cơ lưng hoạt động bất thường.
  • Suy giảm khả năng vận động ở các vị trí như đầu gối, chân, mắt cá chân. Điều này khiến người bệnh đi lại khó khăn.
  • Đau thần kinh tọa, ngứa và đau nhói ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ.
  • Giảm kiểm soát bàng quang và ruột.

Như đã nói, phồng lồi đĩa đệm có thể là cảnh báo của bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh những rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe tổng thể.

Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không

Tình trạng phồng lồi đĩa đệm ngày càng nặng gây chèn ép thần kinh, phát sinh nhiều biến chứng
Tình trạng phồng lồi đĩa đệm ngày càng nặng gây chèn ép thần kinh, phát sinh nhiều biến chứng

Phồng lồi đĩa đệm xảy ra do sự suy yếu của bao xơ khiến nhân tủy lồi ra bên trong đĩa đệm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ở cột sống thắt lưng và vùng cổ. Đây là một trong những dạng tổn thương đĩa đệm phổ biến và được coi là một dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm.

Nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị bằng các biện pháp phù hợp thì có thể khắc phục một cách an toàn. Tuy nhiên, do nhiều người bệnh chủ quan, không điều trị sớm nên hiện tượng phồng đĩa đệm ngày càng trầm trọng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng, đặc biệt là khả năng bị liệt, tàn phế và mất khả năng vận động vĩnh viễn.

Với từng giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng. Người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần quan sát cơ thể và sớm thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của bệnh, bạn đọc cần lưu ý:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu bị trượt ra ngoài khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ nhưng không đáng kể. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm bắt đầu phình to hơn, các dây thần kinh xung quanh bắt đầu bị chèn ép. Cảm giác đau và khó chịu ngày càng tăng.
  • Giai đoạn 3: Nhân đĩa đệm phồng lên tạo điều kiện cho nhân tủy tràn ra ngoài khiến các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép nhiều hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, cơn đau lan xuống chân, hông khiến người bệnh khó vận động, di chuyển.
  • Giai đoạn 4: Dây thần kinh chết dần do đĩa đệm bị phồng chèn ép kéo dài. Người bệnh mất dần cảm giác, không còn khả năng vận động, cử động chân.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của khối phồng mà người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Nếu không được can thiệp sớm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm này. Vì vậy, bạn đọc nên chủ động đi thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Phồng lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không

Thăm khám bác sĩ, kiểm tra tình trạng đĩa đệm để có hướng điều trị phù hợp
Thăm khám bác sĩ, kiểm tra tình trạng đĩa đệm để có hướng điều trị phù hợp

Bên cạnh câu hỏi: “phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?”, Người bệnh còn quan tâm đến việc liệu căn bệnh này có chữa khỏi được không. Theo các chuyên gia, hiện tượng phồng lồi đĩa đệm có thể là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Sự bất thường được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao.

Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn đọc nên thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện bệnh, giảm nguy cơ biến chứng. Các phương pháp điều trị phồng lồi đĩa đệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc

Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh, ngoài ra còn giúp giảm cứng và căng cơ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà kê đơn thuốc phù hợp.

Người bệnh cần tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng một cách bừa bãi. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,…

Sử dụng các mẹo dân gian

Phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau cơ, cứng khớp, cột sống khó chịu. Cách sử dụng thảo dược rất lành tính, ít tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược.

Tuy nhiên, do thành phần từ thảo dược nên đòi hỏi người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, cách chữa chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không phải là giải pháp chữa bệnh phồng lồi đĩa đệm dứt điểm.

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên điều chỉnh lại lối sống, thói quen ăn uống để bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Trong trường hợp cơn đau kéo dài và không khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp điều trị hiệu quả tình trạng đau nhức.
Vật lý trị liệu giúp điều trị hiệu quả tình trạng đau nhức.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phồng lồi đĩa đệm có thể duy trì hoạt động của cột sống lưng. Các phương pháp giúp giảm đau, trả đĩa đệm về vị trí ban đầu như châm cứu, xoa bóp, đo huyết áp, tập thể dục trị liệu,…

Sử dụng Thuốc Đông y

Chữa phồng đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của người bệnh để có những bài thuốc phù hợp, giúp cải thiện các triệu chứng, đồng thời cải thiện và phục hồi sức khỏe tổng thể.

Hầu hết các bài thuốc đông y đều được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên thuốc khá lành tính, an toàn, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng bừa bãi để giảm nguy cơ tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, người bệnh nên tìm hiểu phòng khám Đông y uy tín, chất lượng. Không nên đến những cơ sở không có uy tín để tránh những rủi ro nguy hiểm.

Như vậy, đối với bệnh phồng đĩa đệm nói riêng và các vấn đề về xương khớp khác nói chung nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh càng cao. Vì vậy, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa nhiều biến chứng không mong muốn khác.

Chăm sóc và phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm

Phồng lồi đĩa đệm là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Trường hợp không kiểm soát được tình trạng phồng lồi cầu kéo dài có thể gây chèn ép dây thần kinh nặng, gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Chăm sóc cơ thể, tập luyện thể dục, ăn uống đều độ phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm
Chăm sóc cơ thể, tập luyện thể dục, ăn uống đều độ phòng ngừa phồng lồi đĩa đệm

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách để tránh tình trạng phồng đĩa đệm tái phát. Một số lưu ý như sau:

  • Thay đổi thói quen làm việc, điều chỉnh tư thế ngồi, đứng phù hợp hơn, luôn giữ thẳng lưng. Sau 1-2 tiếng ngồi một chỗ, bạn cần đi lại, vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Không mất nhiều thời gian, chỉ cần bỏ ra 3-5 phút. Không nên ngồi một chỗ quá lâu khiến khí huyết bị ứ đọng, gây ra các bệnh về xương khớp.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, khuân vác vật có khối lượng quá lớn so với trọng lượng cơ thể. Làm việc quá sức trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, làm việc quá sức khiến cơ thể, hệ thần kinh, tim mạch, suy giảm chức năng, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng cân đối, ăn nhiều rau quả tươi, bổ sung vitamin D thông qua tắm nắng sớm. Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, chứa nhiều chất béo có hại.
  • Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và còn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ phồng đĩa đệm. Dành 15 đến 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, tránh căng cứng cơ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Điều trị các tình trạng bệnh hiện có theo quy định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc tân dược, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng.
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá. Có thể bổ sung luân phiên các loại nước hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Phồng lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Không thể chữa khỏi?”. Việc phát hiện và thăm khám sớm giúp bạn tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn đọc nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện đau nhức bất thường.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *