Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là biện pháp được nhiều người quan tâm, đây là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc, tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau, giảm khó chịu cho người bệnh. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là gì
Ngày nay, các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng có xu hướng gia tăng. Không chỉ xảy ra ở người già, những người trẻ tuổi cũng phải đối mặt với các vấn đề về đau nhức xương khớp. Trong đó, hiện tượng lão hóa xương, thoái hóa sớm chiếm tỷ lệ lớn. Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng phổ biến trong số đó.
Nguyên nhân của bệnh được xác định có liên quan đến nhiều yếu tố, từ bên trong đến bên ngoài cơ thể. Theo đó, thoái hóa có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là những người bước vào độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ có thể hình thành do ảnh hưởng của chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tính chất công việc hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý cơ xương khớp khác….

Các đối tượng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này được tính là người có tiền sử gia đình mắc bệnh xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, người bị dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương làm thay đổi cấu trúc cột sống, người béo phì, thừa cân, ăn uống thiếu chất, lạm dụng thuốc,… Trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như đau mỏi cổ, đau vai, gáy, dọc cánh tay, bàn tay và ngón tay, cứng cổ, tê nhức, suy giảm vận động, mất cảm giác,… thì nên chủ động đi thăm khám bác sĩ sớm. Nhất là khi nhận thấy những dấu hiệu thường xuyên xảy ra, cứ tái đi tái lại nhiều lần.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Có thể kể đến như sử dụng y học hiện đại, mẹo dân gian, chữa bệnh theo y học cổ truyền,… Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay.
Theo đó, châm cứu sẽ sử dụng các kim châm cứu để tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp loại bỏ các triệu chứng đau nhức, tê cứng. Không chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ, phương pháp châm cứu còn được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp khác, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Châm cứu là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các tác dụng phụ bên trong cơ thể. Kim châm cứu chuyên dụng tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp thông khí huyết, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng thoái hóa, phương pháp này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, châm cứu vẫn có những hạn chế nhất định. Vậy, ưu nhược điểm của châm cứu là gì?

Về ưu điểm của phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Như đã nói, phương pháp châm cứu giúp tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, đả thông kinh mạch, kích thích tuần hoàn và ổn định khí huyết, từ đó giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp khắc phục nhiều sự cố khác như:
- Châm cứu có tác dụng giảm stress, giảm căng thẳng cho cơ thể, giúp người bệnh ổn định thần kinh, trị chứng mất ngủ, trầm cảm.
- Phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị các tác dụng phụ sau khi bệnh nhân xạ trị, hóa trị, vật lý trị liệu.
- Tác dụng của phương pháp điều trị này còn giúp ổn định tiêu hóa, giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng ợ chua, trào ngược axit,…
- Kích thích tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng tê mỏi cổ, vai, gáy, cánh tay.
Ngoài những lợi ích kể trên, châm cứu còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể người bệnh. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu giúp người bệnh không phải sử dụng quá nhiều loại thuốc hiện đại, từ đó ngăn ngừa được nhiều nguy cơ tác dụng phụ.
Nhược điểm của phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu người bệnh thực hiện châm cứu ở nơi không an toàn, người thực hiện không có kinh nghiệm và tay nghề cao trong lĩnh vực này có thể gặp phải những vấn đề nguy hại khác. Chúng bao gồm như:
- Kim tiêm không được khử trùng sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng hoặc lây bệnh chéo cho người bệnh khác. Đặc biệt nguy hiểm cho gan và thận của người bệnh. Trong trường hợp nặng, vùng huyệt có thể bị hoại tử, khi lây lan sẽ vô cùng nguy hiểm.
- Châm cứu sai huyệt có thể dẫn đến liệt cơ, teo cơ, thậm chí tử vong.
- Châm cứu không đúng cách không những không cải thiện được các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà còn có nguy cơ gây ra những cơn đau dữ dội hơn. Cơn đau có thể lan ra lưng và cánh tay.
Châm cứu có tác dụng giảm đau và giúp khắc phục nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, châm cứu không có tác dụng điều trị dứt điểm các bệnh lý về xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên thăm khám, tư vấn từ các bác sĩ, lương y và lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu được chỉ định cho những trường hợp đốt sống bị tê, đau. Người bệnh không nên tự ý thực hiện tại nhà, tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh các nguy cơ gây hại.
Trước khi châm cứu, người tập sẽ xác định các huyệt đạo cần tác động. Đồng thời vệ sinh, khử trùng dụng cụ châm cứu như kim châm cứu, chuẩn bị bông gòn sát khuẩn. Ngoài ra, tùy theo từng phương pháp châm cứu khác nhau sẽ sử dụng kết hợp các thiết bị khác như máy xung điện, máy đo màng nhĩ,….
Mỗi tình trạng bệnh sẽ được châm cứu với số lượng huyệt khác nhau. Bác sĩ thực hiện châm kim phải có kỹ thuật và kinh nghiệm. Quy trình cơ bản:
- Vệ sinh, sát trùng vùng da cần châm cứu trước khi châm kim.
- Người thực hiện dùng ngón cái và ngón trỏ kéo căng da và ấn vào huyệt cần tác động.
- Tay còn lại sẽ cầm kim đưa nhanh qua da, sau đó đẩy kim từ từ, đồng thời kích thích kim để bệnh nhân có cảm giác căng tức, nặng vừa phải, chú ý không gây đau cho vùng huyệt bị kim châm.
- Người thực hiện phải cảm thấy kim được hút chặt vào huyệt đạo.
- Sau khi kết thúc quá trình châm cứu, người thực hiện sẽ sát trùng vùng tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Trên đây là quy trình châm cứu cơ bản, mỗi trường hợp khác nhau sẽ được điều trị một cách phù hợp. Người bệnh nên thăm khám và tìm hiểu về phương pháp này trước khi thực hiện, bên cạnh đó hãy lựa chọn và tìm đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là phương pháp hữu hiệu, mang lại nhiều lợi ích tích cực, được áp dụng từ xa xưa. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn nơi châm cứu uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn trong và sau quá trình điều trị.
- Không nên châm cứu cho những đối tượng sợ vật sắc nhọn, kim tiêm. Bởi vì, khi thực hiện có thể khiến người bệnh hoảng sợ, kích động dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm khác.
- Không áp dụng cho người đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường để tránh bị sốc thuốc.
- Không thực hiện cho người buồn nôn, vừa ăn no, bụng đói. Trường hợp cơ thể người bệnh không được thoải mái có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu, nôn mửa đột ngột.
- Tuyệt đối không châm chích vào vùng có vết thương hở để tránh bị lở loét, nhiễm trùng hoặc hoại tử.
- Một số phản ứng có thể xảy ra khi châm cứu như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, bứt rứt, mệt mỏi… Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, bác sĩ để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,… cần thông báo trước với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
- Kết hợp áp dụng phương pháp châm cứu và chăm sóc cơ thể từ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm và lựa chọn. Trước khi thực hiện, người bệnh nên thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bài viết liên quan: