Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị hiện đại, ít xâm lấn và ít tác dụng phụ. Phương pháp này được y học công nhận mang lại hiệu quả cao nhờ tác động tích cực vào vùng đĩa đệm bị tổn thương, giảm căng thẳng và kéo nhân tủy về vị trí ban đầu. Điều này giúp giảm đau và giảm áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh.
Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì

Sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp chữa bệnh phồng đĩa đệm mới. Trong số đó phải kể đến phương pháp trị liệu bằng sóng cao tần, được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả.
Sóng cao tần hay còn gọi là sóng vô tuyến có tần số từ 200 – 1200 MHz và nhiệt độ dao động từ 40 – 70 độ C. Nó là một loại bước sóng dài có khả năng đốt nóng một số bề mặt vật thể. Y học đã phát hiện ra điều này và áp dụng để điều trị các chấn thương về xương khớp mà không cần phải xâm lấn quá sâu vào cơ thể, hạn chế tối đa tác dụng phụ và tác dụng xấu.
Ngoài việc sử dụng sóng cao tần để điều trị phồng đĩa đệm, từ năm 1995, nhiều chuyên gia, bác sĩ đã nghiên cứu và ứng dụng loại sóng này vào việc điều trị các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, viêm amidan, căng cơ… Nguồn nhiệt nóng tỏa ra sẽ đốt cháy các tổn thương, tạo áp lực giúp nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu, tiếp tục tiết ra dịch nhầy. Từ đó giúp các rễ thần kinh không còn bị chèn ép, giảm đau và phục hồi chức năng xương đĩa đệm bình thường.
Ưu nhược điểm của chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần
Phương pháp điều trị nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Biết được những điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định và đưa ra đánh giá để biết nó có phù hợp với mình hay không.

Ưu điểm
- Ít xâm lấn, không chảy máu, không đau và bảo toàn cấu trúc đĩa đệm, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Thời gian điều trị nhanh chóng chỉ từ 20 – 30 phút là bạn có thể xuất viện ngay trong ngày.
- Ít biến chứng.
- Quá trình hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt và làm việc như bình thường sau 1 tuần dưỡng bệnh.
Khuyết điểm
- Phương pháp sử dụng sóng cao tần để điều trị phồng đĩa đệm chỉ phù hợp với người bệnh ở giai đoạn đầu vì phạm vi điều trị không rộng.
- Chi phí điều trị bằng phương pháp này khá cao, hơn 30.000.000 đồng / lần nên nhiều bệnh nhân khó tiếp cận do điều kiện kinh tế.
- Hiệu quả khá cao nếu phù hợp với cơ thể, ngược lại, nếu không phù hợp thì dù thực hiện nhiều lần nhưng kết quả sẽ không được như mong muốn.
- Vì đây là công nghệ tiên tiến nên không phải cơ sở y tế hay bệnh viện nào cũng có khả năng thực hiện phương pháp này.
Đối tượng được chỉ định chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần

Do phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định nên phương pháp chữa phồng đĩa đệm cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Cụ thể, chỉ những trường hợp sau mới có thể áp dụng phương pháp này:
- Người bị phồng đĩa đệm ở giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ như đau lưng, mỏi cổ, đau vai lan xuống tứ chi…
- Những người bị phồng đĩa đệm, thậm chí thoát vị đĩa đệm ở cổ và thắt lưng không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp y tế liên tục trong 6 tuần.
- Người bị phồng đĩa đệm nhưng bao xơ chưa bị rách, nhân nhầy chỉ chảy ra bên trong bao xơ, làm phồng và chèn ép dây thần kinh.
- Khối phồng dẫn đến thoát vị đĩa đệm nhưng không vượt quá 1/3 đường kính của ống sống.
- Những người không mắc các bệnh lý cột sống khác hoặc các bệnh lý do chấn thương.
Cách chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần
Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần được thực hiện theo quy trình nhất định bởi các chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao. Các bước chi tiết như sau:
Thăm khám và tư vấn

Đây là bước đầu tiên trong điều trị bệnh phồng đĩa đệm bằng sóng tần số vô tuyến. Bước này rất quan trọng giúp bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh, mức độ tổn thương đĩa đệm và chức năng vận động của bệnh nhân. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng, bệnh sử… kết hợp với các xét nghiệm hình ảnh như:
- Chụp X quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan
- Điện cơ EMG
Thông qua quá trình này, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh có nên thực hiện chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không. Nếu phù hợp, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết hơn về cơ chế của phương pháp, ưu nhược điểm, chi phí và những điều cần chuẩn bị để đạt được kết quả điều trị phù hợp. Nếu không phù hợp với phương pháp này sẽ được tư vấn điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.
Chuẩn bị
Về phần chuẩn bị, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ dặn dò trước người bệnh một số lưu ý sau:
- Ngừng dùng các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống đông máu,…
- Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích ít nhất 1 tuần trước khi tiến hành điều trị.
- Thực hiện giảm cân cho người thừa cân béo phì để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Tiến hành điều trị

Theo lịch điều trị, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện để được kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim và đưa vào phòng mổ để thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành gây tê cục bộ vùng cần điều trị bằng sóng cao tần để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, khó chịu trong quá trình thực hiện.
- Bước 2: Xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương, dùng kim tiêm vô trùng chứa sóng cao tần để tiêm vào vị trí đó.
- Bước 3: Đồng thời, điều chỉnh nguồn nhiệt cao tần cùng lúc với bước phun.
- Bước 4: Lưu ý điều chỉnh sóng ở mức phù hợp, thường từ 40 – 70 độ C vừa đủ để đĩa đệm nóng lên, tập trung nhân nhầy tại vị trí tổn thương.
Trong quá trình chiếu tia, nhiệt nóng sẽ làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giúp nhân nhầy trở lại vị trí bình thường, từ đó đĩa đệm cột sống được phục hồi về vị trí ban đầu. Thời gian chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần khoảng 20 – 30 phút. Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện thêm 2 – 3 giờ. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể xuất viện, kê đơn thuốc uống và hẹn tái khám.
Lưu ý khi chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần
Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả cao, người bệnh không còn đau đớn như trước đây nhờ chức năng đĩa đệm được phục hồi như trước. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà vẫn phải tiếp tục duy trì thói quen chăm sóc tại nhà để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Đặc biệt:
- Trong 2 tuần đầu sau khi điều trị bằng sóng cao tần, bệnh nhân nên hạn chế đi lại hoặc tập thể dục gắng sức. Vì lúc này đĩa đệm còn non yếu, lỏng lẻo và chưa hồi phục hoàn toàn, dễ bị tái phát nếu chịu nhiều áp lực.
- Hạn chế đi lại bằng xe máy ít nhất 1 tháng sau khi điều trị. Vì chấn động khi đi xe máy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỏng đĩa đệm.
- Chú ý đến tư thế sinh hoạt hàng ngày, tránh ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu, không mang vác vật nặng, chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức…Thay vào đó, hãy làm mọi việc nhẹ nhàng, chậm rãi và duy trì một tư thế đúng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau điều trị.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc tốt nhất không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá… Tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3, sắt… để đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Kiểm soát cân nặng, tránh ăn quá no, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu. Vì béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đĩa đệm bị phồng tái phát.
- Tạo thói quen vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… giúp xương khớp vận động, sớm phục hồi, nâng cao sức khỏe nói chung.
- Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, không bị áp lực, nghỉ ngơi nhiều để có trạng thái tâm lý tốt, vết thương nhanh lành hơn.
- Tái khám theo lịch hẹn do bác sĩ chỉ định để được thăm khám, theo dõi và đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ sau điều trị bằng sóng cao tần.
Chữa phồng đĩa đệm bằng sóng cao tần với khả năng chính là giảm đau và hỗ trợ phục hồi tổn thương, lấy lại chức năng bình thường của đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn đừng vội quyết định, thay vào đó hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn kỹ lưỡng hơn về phương pháp này.
Bài viết liên quan: